Photoshohop: Làm hiệu ứng chữ Shiny Retro


Bài hướng dẫn sau, sẽ chỉ bạn làm một hiệu ứng chữ với các dải sáng và ngôi sao dạng galaxy rất đẹp bao quanh chữ , để thưc hành bài viết này , hãy bật photoshop lên và bắt đầu thực hành nhé 

Làm hiệu ứng chữ Shiny Retro phong cách Galaxy rất đẹp

Bước 1

Tạo một trang mới 2100x3300px trên Photoshop. Ấn G để tạo nền đen.

s1Chọn công cụ Type (T) và chọn Font Tetra với kích thước khoảng 250 pt và viết text lên.

s2

Nhấp chuột phải vào layer text và chọn “Rasterize layer”.

s3

Tạo một layer mới. Ctrl + click lên hình layer và lấy công cụ Brush (B). Trong bài sẽ sử dụng các màu sau.

s4

Đầu tiên tô vào màu xanh.

s5

Chọn cọ mềm với 0% hardness khoảng 250 pixel và tô qua phần dưới của các loại với màu xanh tối hơn như hình

s6

Thay đổi kích thước cọ về 150pxl và chọn màu xanh lá cây và bắt đầu vẽ phần đầu của các chữ cái. Bạn cũng có thể hạ thấp Opacity của brush khoảng 40% có sự pha trộn thích hợp

s7

Tiếp tục với màu xanh lá nhạt hơn.

s8

s9

Cuối cùng sử dụng màu trắng để tô như hình dưới.

s10

Khi đã vừa lòng bạn vào Image> Adjustments> Brightness và chỉnh độ tương phản để màu nổi bật hơn

s11

Ta được kết quả như sau

s12

Bước 2

Tiếp theo ta vào bảng layer styer ( nháy đúp và layer text) và chọn thẻ Bevel and Emboss và chỉnh như hình.

s13

Tiếp tục với thẻ Satin

s14

Ta được như hình dưới

s15

Bạn có thể chỉnh lại độ tương phản để màu sắc tươi hơn.

s16

Ta có thể làm nổi bật 1 số điểm bằng cách sử dụng công cụ Dodge (O).Lấy một cọ mềm nhỏ và thiết lập exposure là 10% và chế độ là Highlights. Tô nhẹ nhàng trên những điểm cần nổi bật.

s17

Cuối cùng thêm những hiệu ứng bằng Bokeh Textures và sáng tạo thêm 1 chút để có sản phẩm ưng ý. Chúc bạn thành công

s18

Tham khảo thông tin về lớp học photoshop tại Hà nội

Xem thêm cách tạo hiệu ứng ảnh lồng vào chữhiệu ứng chữ phát sáng ở bài trước bạn nhé.

Enter Focus Academy – Viện CNTT ĐH QG HN

website: https://hocdohoacoban.wordpress.com/

http://hocdohoa.org/

Địa chỉ: Tòa B – Trung tâm thương mại Hồ Gươm Plaza – 110 Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội

Điện thoại: 0983091081 (Ms Phương)

Photoshop: hiệu ứng chữ phát sáng


Chữ trong một bản thiết kế cũng rất quan trọng. Đôi khi điểm nhấn của thiết kế ở dòng chữ bạn tạo. Hãy cùng Photoshop tham khảo cách tao hiệu ứng chữ phát sáng.

Tham khảo thêm thông tin về khóa học photoshop tại Enter Focus Academy.

Enter Focus Academy – Viện CNTT ĐH QG HN

website: https://hocdohoacoban.wordpress.com/

http://hocdohoa.org/

Địa chỉ: Tòa B – Trung tâm thương mại Hồ Gươm Plaza – 110 Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội

Điện thoại: 0983091081 (Ms Phương)

Photoshop: Tạo hiệu ứng ảnh lồng vào chữ


Để tạo một dòng chữ đẹp, ấn tượng hãy thử ngay cách tạo hiệu ứng ảnh lồng vào chữ trong photoshop các bạn nhé.

phương pháp tưởng chừng như khó khăn này được thực hiện cực kỳ đơn giản. Chỉ với vài thao tác, bạn đã có thể khiến những dòng text trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết bằng phần mềm Photoshop.

Thao tác:

1. Mở phần mềm Photoshop lên và nhấn Ctrl+N để tạo một file mới với Width 1000, Height 700 Resolution 300 dpi.

hinh1

2.Tạo một dòng chữ bất kỳ bằng công cụ Type tool (T).

hinh2

3.Mở hình ảnh mà bạn muốn chèn vào chữ trong Photoshop. Vào Copy nó vào Document đang làm

hinh3

4. Chọn Layer ảnh, sau đó vào Layer/ Create clipping mark (Alt + Ctrl + G).

hinh5

Kết quả:

hinh4

Enter Focus Academy – Viện CNTT ĐH QG HN

website: https://hocdohoacoban.wordpress.com/

http://hocdohoa.org/

Địa chỉ: Tòa B – Trung tâm thương mại Hồ Gươm Plaza – 110 Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội

Điện thoại: 0976447691 (Ms Phương)

Photoshop: Tutorial


Sử dụng công cụ Blend trong photoshop để tạo hiệu ứng cho bức ảnh.

Tham khảo thông tin về khóa học Photoshop tại Hà Đông.

Enter Focus Academy – Viện CNTT ĐH QG HN

website: https://hocdohoacoban.wordpress.com/

http://hocdohoa.org/

Địa chỉ: Tòa B – Trung tâm thương mại Hồ Gươm Plaza – 110 Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội

Điện thoại: 0976447691 (Ms Phương)

Tạo một dòng thác nước mềm mại trên Photoshop


Trong thủ thuật Photoshop này, bạn sẽ tìm hiểu các bước để tạo ra một dòng thác thật mềm mại với hiệu ứng silky smooth bằng cách sử dụng các công cụ Motion Blur, Warp, …

Bước 1: Vẽ một vùng chọn xung quanh thác

Sử dụng Lasso Tool trong bảng công cụ, bạn có thể dùng phím tắt L để chọn nhanh

photoshopvethac1

Sau đó, kéo vùng chọn quanh thác nước. Đây là công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận.

photoshopvethac2

Bước 2: Copy vùng được chọn ra layer riêng

Với vùng thác được chọn, dùng phím tắt Ctrl + J (Win)/ Command + J (Mac) để copy nó ra một layer riêng phía trên layer background. Nhìn vào bảng layer, bạn sẽ thấy vùng thác trên một layer mới.

photoshopvethac3

Bước 3: Áp dụng Motion Blur trên layer mới

Với thác nước trên layer mới, bạn có thể tạo hiệu ứng mềm mại cho nó bằng cách áp dụng bộ lọc Motion Blur. Vào Menu Filter phía trên, chọn Blur -> Motion Blur, hộp thoại Motion Blur hiện ra.

photoshopvethac4

Điều chỉnh góc độ phù hợp với dòng nước rơi xuống. Hầu hết trường hợp là góc 90 độ khi nước rơi thẳng xuống. Trong trường hợp này góc -77 độ là phù hợp. Cách đơn giản nhất là nhấn vào hộp giá trị, dùng các mũi tên lên xuống để điều chỉnh cho phù hợp. Tiếp theo là thanh trượt Distance, bạn kéo thanh trượt điều chỉnh sao cho ảnh trông đẹp và mịn nhất, ở đây là 73 pixels.

photoshopvethac5

Bước 4: Thêm một Layer Mask cạnh Layer thác nước

Hiệu ứng trông đã khá đẹp, nhưng nó cần được làm sạch khi bạn mở rộng vùng mờ ra ngoài các cạnh của thác nước. Để thực hiện việc này, với layer thác nước được chọn, nhấp chọn biểu tượng Layer Mask như trong hình. Việc này sẽ thêm một lớp mặt nạ cho layer.

photoshopvethac6 photoshopvethac7

Bước 5: Tô màu đen với lớp mặt nạ để làm sạch hiệu ứng mờ

Nhấn phím D để reset foreground và background của bạn, vì vậy, màu đen sẽ trở thành màu cho foreground của bạn. Sau đó chọn Brush Tool trong bảng công cụ. Bạn có thể dùng phím tắt B để chọn nhanh.

Với màu đen làm nền foreground, đây cũng là màu sơn của cây cọ của bạn, hãy tô bất kì khu vực chưa mong muốn xung quanh thác nước. Bạn có thể thay đổi kích thước của cọ khi cần thiết bằng các khung trái, phải và cả trên bàn phím. Bạn có thể làm mềm hoạc làm cứng bàn chải bằng cách giữ phím Shift và sử dụng các phím khung. Giữ phím Shift, nhấn phím khung trái, làm mềm các cạnh của cọ, với phím khung phải làm cứng các cạnh của cây cọ. Tô trên bất kì khu vực mờ không mong muốn. Vì bạn đang dùng một Layer Mask nên bất kì khu vực nào bạn tô với màu đen sẽ biến mất.

photoshopvethac8 photoshopvethac9

Trong hầu hết trường hợp, bạn có thể dừng ngay bước này, hiệu ứng của bạn đã hoàn thành. Nhưng trong trường hợp này có một vấn đề nhỏ, dòng nước đang chảy nhanh và mạnh mẽ mà nó không chảy thẳng xuống dưới. Nó thực sự chảy hơi cong một chút.

Bước 6: Sự dụng Warp tool để làm cong nếu cần thiết

Để làm cong dòng thác khi chảy qua vách đá, chọn layer thác nước trong bảng Layer. Sau đó vào Menu Edit -> Transform -> Warp. Một mạng lưới xuất hiện phía trên thác nước, với một hình vuông rỗng (còn gọi là điểm góc hay điểm uốn) ở mỗi góc và phần tay kéo ở cuối mỗi điểm góc.

photoshopvethac10

Đầu tiên, bạn nhấn vào góc trên bên trái và kéo lệch về bên phải như hình.

photoshopvethac11

Để tạo một đường cong về phía bên phải, bạn nhấp vào bên trong lưới và kéo về bên phải, bạn có thể thấy các đường dọc bị uốn theo hướng bạn kéo.

photoshopvethac12

Bạn có thể thấy cạnh bên trái bị đẩy hơi xa về bên phải. Bạn tiếp tục kéo ảnh về phía bên trái để hình ảnh phù hợp hơn.

photoshopvethac13

Mạng lưới này cần một chút thời gian để thực hiện đến khi bạn thật sự hài lòng, tuy vậy nó sẽ đem lại niềm vui được thử nghiệm cho bạn. Nếu có sai sót, bạn chỉ việc nhấn Ctrl + Z (Win)/ Command + Z (Mac) để hoàn tác và thực hiện lại.

Khi bạn hài lòng với đường cong và mạng lưới của bạn, nhấn Enter (Win)/ Return (Mac) để hoàn thành.

Hãy xem lại bức ảnh ban đầu của bạn:

photoshopvethac14

Còn đây là thành phẩm:

photoshopvethac15

nguồn: ST

Tham khảo khóa học Photoshop tại Enter Focus Academy.

Enter Focus Academy – Viện CNTT ĐH QG HN

website: https://hocdohoacoban.wordpress.com/

http://hocdohoa.org/

Địa chỉ: Tòa B – Trung tâm thương mại Hồ Gươm Plaza – 110 Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội

Điện thoại: 0976447691 (Ms Phương)

Download free vector art


Là một graphic designer, chắc hẳn chúng ta đã từng không ít nhận được job từ cấp trên giao xuống cùng deadlien trong vòng 24 giờ (tệ hơn là sáng giao chiều phải có). Vâng, và bài viết này ra đời để giúp các bạn, giúp mình có thể “bùa” nhanh các job đó để làm vui lòng sếp cũng như tránh phiền toái khi deadline đang ở sát nút.

1. Freepik

Là một trang web chuyên cung cấp free stock ảnh, vector art, illustration cũng như các file .PSD cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau như làm banner quảng cáo, làm poster hoặc đơn giản chỉ là làm Powerpoint. Nhưng Freepik lại khá bất tiện ở chổ là họ không lưu trữ những thứ mà bạn cần tìm mà chỉ hỗ trợ các website cung cấp design resourse free (hoặc tính phí) khác trong khoảng SEO nhưng đây cũng chính là một điểm lợi cho những ai có thói quen mua design resourse bởi Freepik hay có những deal với giá cực kỳ rẻ. Các bạn có thể tìm đến trang web của họ ở đây.

freepik

2. Snap2objects

Một trang web quen thuộc khác – Snap2objects. Trang này thì không có gì đặc biệt ngoài website đẹp và gọn gàng hơn thôi mặc dù nhìn giống trang tin tức hơn là chuyên để search và download. Dù sao thì cũng đáng để chúng ta bookmark lại và tìm đến khi cần.

3. Fudgegraphics

Fudgegraphics thực chất là một trang weblog về design của nhà thiết kế Franz Jeitz và cũng vì nó chỉ là weblog nên Fudgegraphics không có quá nhiều lựa chọn cho chúng ta. Đó là nhược điểm, còn ưu điểm của trang này chính là chất lượng của những gì mà bạn muốn download.
03fudgegraphics
4. Dafont

Đây là một trang web không chỉ cung cấp font chữ free mà còn là nơi để bạn có thể tìm được những vector art khá thú vị. Vì có khá nhiều font chữ mang tính “tượng hình” nên khi download về, sử dụng trên Illustrator và “Create Outline”.

5. Fontspace.com

Trang này hơn Dafont ở chỗ là nhiều đồ “chùa” hơn mà thôi.

6. Brands of The World

Là một trang web nổi bật với nguồn logo của các brand lớn dưới dạng file vector chất lượng cao. Bookmark !!!!

7. Spoongraphics

Thực chất Spoongraphics là một blog cá nhân của nhà thiết kế Chriss Spooner. Do đó, các vector art mà bạn tìm được trên này đều là do một tay Chriss làm ra và rất may rằng anh ấy cho phép download free.

8. Vecteezy

Một trong những website cung cấp design resourse phổ biến nhất trên internet và cũng bởi vì điều này mà Vecteezy khá là “chợ”. Có rất là nhiều thứ mà bạn có thể download được nhưng không phải cái nào cũng có chất lượng như bạn mong muốn, do đó, để tìm được đúng loại mà bạn cần thì cũng cần phải bỏ chút thời gian ra.

9. Designcontest

Điểm đặc biệt duy nhất của trang này là chuyên cung cấp các file vector áo thun và một số icon linh tinh khác. Ngoài ra thì hầu hết đều tính phí cả.

10. Free Vector Archive

Nổi bật với khả năng search theo màu và định dạng file cùng với một nguồn cung cấp design resourse lớn có chất lượng tốt.

11. All Silhouettes

All Silhouettes thì đã quá quen thuộc với mọi người rồi, nguồn design resourse khổng lồ, được sắp xếp theo chủ đề tỉ mỉ. Đây cũng là website mà mình thường dùng để download vector nhiều nhất.

12. VectorStock

Cũng là một website quen thuộc khác nhưng khác với All Silhouettes là VectorStock vẫn kinh doanh một số vector, stock ảnh chứ không hoàn toàn free. Bạn có thể download từ VectorStock sau khi đã đăng ký account.

13. FreeVector

16.000 Vector là con số mà khá là lớn và chúng ta có thể dễ dàng tìm được bất kỳ vector phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Tham khảo thông tin về khóa học illustrator tại Enter Focus Academy –  Viện CNTT ĐH QG HN

Nguồn: ST

Enter Focus Academy – Viện CNTT ĐH QG HN

website: https://hocdohoacoban.wordpress.com/

http://hocdohoa.org/

Địa chỉ: Tòa B – Trung tâm thương mại Hồ Gươm Plaza – 110 Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội

Điện thoại: 0976447691 (Ms Phương)

Bảng mầu CMYK-RGB thông dụng


Chúng tôi cung cấp toàn bộ hệ số màu của RGB, CMYK, HEX. Thật tuyệt vời đối với designer phải không. Bảng màu này được sắp xếp theo RGB – CMYK – HEX cho các bạn dễ ứng dụng vào các tác phẩm của mình. Các bạn nhớ đóng góp ý kiến giúp chúng tôi hoàn thành bảng màu này một cách chính xác và đầy đủ hơn nhé. Cảm ơn và chúc các bạn thành công. Tham khảo thông tin về khóa học Photoshop tại Enter Focus Academy.

 

bảng mầu CMYK - RGB trong Photoshop

bảng mầu CMYK – RGB trong Photoshop

bangmau2

bangmau3

bangmau4

bangmau5

bangmau6

bangmau7

Photoshop cơ bản: Tìm hiểu Color Swatches


Có bao giờ bạn thấy một bức hình với màu sắc tuyệt đẹp và cố gắng nhớ trong đầu màu đó để sau này có thể sử dụng lại không? Bạn không cần phải mất công như thế nữa, với Swatches công cụ này sẽ giúp bạn lưu lại bất cứ màu nào bạn muốn.

Sử dụng

Để xem Swatches panel, chúng ta nhấn vào nút Swatches bên phải, kế nút Color panel.

Screenshot-14-189x300

Để lưu màu, chúng ta chọn Color panel, nhấn vào ô màu sẽ ra hộp thoại Color Picker. Sau đó chọn màu mình muốn lưu và nhấn Add to Swatches, bạn có thể đặt tên cho màu nếu muốn.

Màu sẽ được lưu vào bộ Swatches hiên hành.

Screenshot-17

Bạn có thể click chuột vào màu này để sử dụng như Foreground Color, nhấn Ctrl cùng click chuột để sử dụng như Background Color hay nhấn Alt cùng click chuột để xóa.

Screenshot-19-187x300

Ngoài ra, bạn có thể tải các bộ swatches khác trên mạng về để sử dụng, sau khi tải xong bạn chỉ cần nhấn option của Swatches panel và chọn Load Swatches… và chon file mà bạn muốn sử dụng.

Tìm hiểu thêm về Photoshop tại Enter Focus Academy

Nguồn: ST

Enter Focus Academy – Viện CNTT ĐH QG HN

website: https://hocdohoacoban.wordpress.com/

http://hocdohoa.org/

Địa chỉ: Tòa B – Trung tâm thương mại Hồ Gươm Plaza – 110 Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội

Điện thoại: 0976447691 (Ms Phương)

Định vị hình ảnh trong marketing


Hơn ba mươi năm trước, hai tác giả Al Ries và Jack Trout đã cho ra đời cuốn sách marketing kinh điển “Định vị, cuộc chiến trong tâm trí” (Positioning, the Battle for your Mind. Cuốn sách đã khơi dậy lý thuyết “định vị” và mới được tờ Advertising Age bình chọn vào danh sách 10 cuốn sách marketing hay nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, liệu rằng lý thuyết định vị của Al Ries và Jack Trout có thiếu sót?

Định vị: Ngôn từ hay hình ảnh

Định vị là gì? Một cách ngắn gọn nhất, đó chính là sở hữu được một từ ngữ trong tâm trí khách hàng.

Một doanh nghiệp khi tạo ra sản phẩm cần phải nhanh chóng chiến lĩnh một vị trí đắc địa không phải chỉ riêng trên thương trường mà còn phải ở trong tâm trí khách hàng. Với vô số doanh nghiệp trên một thị trường cạnh tranh cực kỳ sôi động, để có được điều đó, doanh nghiệp cần phải tìm ra một từ thật “đắt”, gắn liền với sản phẩm của mình và dễ đi vào bộ nhớ của khách hàng.

Trong hơn một thế kỷ phát triển của mình, Coca Cola đã tung ra vô số chiến dịch quảng bá với những slogan khác nhau. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn gắn Coca Cola với một chiến dịch: “Đồ thứ thiệt” (It’s a real thing).

“Thứ thiệt” là một định vị tốt dành cho Coca Cola, bởi nó là loại nước uống đầu tiên khai sinh ra dòng sản phẩm nước cola. “Thứ thiệt” cũng nhắc nhở mọi người về vị trí tiên phong, khai sáng và tái định vị đối thủ Pepsi là thứ đồ “không thứ thiệt”.

TH True Milk có thể gặp khó khăn về việc mở rộng hệ thống phân phối, về việc phải đổ đi một lượng lớn sữa tươi nếu hệ thống tiêu dùng không đáp ứng được sản lượng từ trang trại bò lớn nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, TH True Milk đã rất thành công khi định vị từ “sữa sạch” vào tâm trí người tiêu dùng. Và “sữa sạch” với slogan “Thật sự thiên nhiên” là một định vị sáng giá!

Kangaroo sau định vị về sản phẩm “Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam” đã trở nên quá tham lam khi tung ra một loạt sản phẩm khác, từ bình nóng lạnh đến điện thoại di động gắn với định vị “hàng đầu Việt Nam”. Cùng một nhãn hiệu với đa chủng loại sản phẩm mà cái nào cũng là “hàng đầu Việt Nam” là điều thiếu thuyết phục. Thiếu thuyết phục hơn nữa khi Kangaroo tiếp tục dấn thêm một bước nữa với định vị “hàng đầu châu Á”. Với những bước chuyển marketing như vậy, con đường để đóng đinh sản phẩm với hình ảnh rõ nét vào tâm trí khách hàng của Kangaroo sẽ rất khó khăn.

Định vị: Cuộc chiến trong tâm trí

Lý thuyết định vị dĩ nhiên đã có những đóng góp to lớn đối với giới marketing nói riêng và giới quản trị nói chung. Tuy nhiên, sau ba mươi năm, lý thuyết định vị cần được bổ sung. Bởi lý thuyết định vị có điểm yếu.

Điểm yếu lớn nhất của lý thuyết định vị do Al Ries và Jack Trout khởi xướng là sự tập trung vào ngôn từ. Dĩ nhiên, không ai có thể phủ nhận sức mạnh của ngôn từ. Nhưng sản phẩm hoàn toàn có thể đi vào tâm trí khách hàng với một vũ khí khác: hình ảnh.

Đó chính là phần bổ sung rất lý thú dành cho thuyết định vị được marketing guru trẻ tuổi Laura Ries giải thích trong cuốn sách mới của mình: “Visual Hammer” (Chiếc búa hình ảnh).

Chiếc búa hình ảnh

Tâm trí người tiêu dùng bị cái gì thu hút nhất – Hình ảnh hay ngôn từ?

Nếu so sánh từ ngữ đứa trẻ và hình ảnh đứa trẻ, rõ ràng hình ảnh một đứa trẻ sẽ có sự liên kết mạnh về tình cảm hơn đối với từ ngữ đứa trẻ. Không chỉ tạo ra liên kết tình cảm, hình ảnh còn được khách hàng nhớ lâu hơn.

Theo nghiên cứu của trường ĐH Harvard, các nhà nghiên cứu cho người ta xem qua 10.000 hình ảnh. Sau năm ngày, người xem được xem lại 10.000 hình ảnh đó và trả lời hình ảnh nào họ đã xem qua. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trả lời đúng lên tới 70%.

Hãy thử tưởng tượng bạn đưa cho một người 10.000 câu slogan và sau năm ngày bạn gặp lại. Liệu có bao nhiêu hi vọng về 70% câu slogan được ghi nhớ?

Trong thế giới marketing hiện đại, các doanh nghiệp đều đã có ý thức ít mạnh mẽ về việc định vị cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, định vị này chủ yếu nằm ở ngôn từ, ở những câu slogan, ở những từ ngữ mà doanh nghiệp muốn sản phẩm mình chiếm lĩnh trong tâm trí người tiêu dùng.

Trong khi đó, định vị bằng hình ảnh tuy hiệu quả hơn nhưng còn ít được sử dụng.

Nhìn lại lịch sử kinh doanh, những doanh nghiệp đáng giá và thành công nhất đều biết định vị bằng hình ảnh. Theo ngôn ngữ của Laura Ries thì tìm ra “chiếc búa hình ảnh” để đóng ghim vào tâm trí khách hàng!

Những chiếc búa hình ảnh tiêu biểu

Loại thuốc lá nổi tiếng và bán chạy nhất thế giới? Malboro! Nhắc đến Malboro, người ta lập tức liên tưởng đến hình ảnh chàng cao bồi. Thậm chí nhiều người còn nghĩ rằng Malboro đã in hình ảnh chàng cao bồi lên trên bao thuốc lá! Thực ra không phải vậy. Hình ảnh chàng cao bồi Malboro chỉ xuất hiện trên các đoạn phim quảng cáo và poster quảng cáo mà thôi.

Dĩ nhiên, không phải chỉ vì định vị hình ảnh chàng cao bồi mà Malboro có thể thành công đến vậy. Ban đầu, Malboro là loại thuốc lá dành cho mọi người. Sau này, hãng đã có quyết định táo bạo, thu hẹp tập khách hàng của mình dành riêng cho nam giới. Cực đoan hơn nữa, hãng cho gắn định vị thuốc lá dành riêng cho nam giới của mình với hình ảnh “nam giới” nhất của “nam giới”, đó là chàng cao bồi. Kết quả, Malboro hiện nay là nhãn hiệu thuốc lá có giá trị nhất thế giới, chiếm tới 43% thị phần tại Mỹ.

Thương hiệu có giá trị nhất thế giới Coca Cola có chiếc búa hình ảnh của riêng mình không? Dĩ nhiên! Đó chính là hình chiếc chai uốn cong được gọi là contour được thiết kế khác biệt hoàn toàn so với những loại chai của các nhãn hàng đồ uống cùng thời. Sau này, Coca Cola đã nhận ra sức mạnh của “chiếc búa hình ảnh” này và lập tức đăng ký bản quyền hình dáng của chai, thậm chí trên những lon Coca Cola, cốc giấy Coca Cola, hãng cũng cho in chai hình contour màu trắng trên nền đỏ in dấu trong tâm trí khách hàng. Pepsi không đuổi kịp được Coca Cola, một phần vì Coca Cola là “đồ thứ thiệt”, một phần khác nữa chính là định vị hình ảnh lợi hại của Coca Cola.

Một trong những thương hiệu bán lẻ “sinh sau đẻ muộn” nhưng gặt hái được thành công lớn phải kể đến chuỗi Target. Target có hai chiến lược thông minh, đó là định vị “cheap chic” – là nhãn hàng thời trang được thế kế năng động và trẻ trung nhưng có mức giá rẻ dành cho những cô gái mới lớn, một thị trường ngách mà nhiều ông lớn bỏ quên. Chưa hết, Target còn sử dụng định vị hình ảnh rất tốt, đó chính là vòng đồng tâm mục tiêu (Target trong tiếng Anh nghĩa là mục tiêu). Hình ảnh vòng tròn trắng đỏ mục tiêu xuất hiện khắp nơi, trên biển hiệu, túi xách và trên cả mắt chú chó trắng trong các chiến dịch quảng bá.

Ngành công nghiệp ăn nhanh cũng chứng kiến những thương hiệu hàng đầu xây dựng cho mình những định vị hình ảnh. Định vị hình ảnh của Mc Donald’s không phải là chú hề (đó là linh vật của thương hiệu) mà chính là chữ M màu vàng to lớn được gắn trên nóc các nhà hàng Mc Donald’s trên khắp thế giới. Nó còn có tên riêng: Cánh cổng vàng (Golden Arches). Với KFC, định vị hình ảnh của KFC không gì khác ngoài chính hình ảnh người sáng lập ra thương hiệu gà rán này – đại tá Salder!

dinh-vi-hinh-anh

Đó không phải là những trường hợp lẻ loi. Trước khi trở thành một thương hiệu đáng kể trong lĩnh vực bảo hiểm, Aflac ở đâu? Trước đó, chỉ 12% khách hàng nhận biết được thương hiệu Aflac. Sau khi thêm “chiếc búa hình ảnh” – chú vịt vào logo, tỷ lệ nhận biết thương hiệu của Aflac là 94%, một bước dịch chuyển đáng kinh ngạc.

Apple thì sao? Apple đã biết cách cải tiến chiếc búa hình ảnh của mình để định vị mạnh hơn. Từ một logo nhiều màu, Steve Jobs huyền thoại đã chuyển trái táo cắn dở thành một màu đơn, sang trọng và dễ nhớ.

Corona Extra đã biết khác biệt hóa với định vị hình ảnh của mình bằng cách gắn một miếng chanh lên miệng chai. Và Corona Extra đang đứng ở vị trí đầu bảng trong các loại bia nhập khẩu tại thị trường Mỹ.

Tropicana thể hiện độ tươi của mình bằng hình ảnh một cái cam mọng với chiếc ống hút xuyên vào.

Định vị hình ảnh là một hoạt động hoàn toàn khác biệt đối với việc tạo dựng logo. Dĩ nhiên, cũng có trường hợp logo của thương hiệu cũng chính là định vị hình ảnh của thương hiệu. Nhưng doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo ra cho mình định vị hình ảnh mới mẻ để tận dụng thêm sức mạnh của “chiếc búa hình ảnh” nhằm đóng đinh đặc điểm thương hiệu của mình vào tâm trí khách hàng.

Đây có vẻ là một hoạt động marketing rất cần thiết nhưng chưa được các doanh nghiệp Việt chú ý đúng mức!

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên phát triển hình ảnh của doanh nghiệp hay cá nhân trên mạng internet thế nào, để thu hút được khách hàng quan tâm. Hãy tìm hiểu thông tin về khóa học đồ họa dành cho người làm marketing nhé. Việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, banner hay logo nếu có ý tưởng bạn sẽ thực hiện nó một cách đơn giản.

Nguồn: ST

Enter Focus Academy – Viện CNTT ĐH QG HN

website: https://hocdohoacoban.wordpress.com/

http://hocdohoa.org/

Địa chỉ: Tòa B – Trung tâm thương mại Hồ Gươm Plaza – 110 Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội

Điện thoại: 0976447691 (Ms Phương)

Các kỹ thuật cơ bản trong thiết kế in ấn


Công việc thiết kế đòi hỏi có sự am hiểu cao về in ấn. Nó sẽ giúp hạn chế đầy rẫy các rủi ro cho in ấn. Bài viết chuyên sâu về các kỹ thuật trước khi in được đăng tải trên tạp chí in ấn sẽ giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều chi phí và nâng cao chất lượng in ấn.

in-dep-ha-noi

Trong thực tế như thống kê của Viện kỹ thuật Rochester, có đến 78% file của khách hàng gởi đến nhà in chưa phù hợp cho việc in ấn. Dưới đây là một số lưu ý cho các nhà thiết kế. Đây là những hiểu biết cơ bản về chế bản hoặc là những kiến thức thông thường, chúng sẽ rất hữu dụng cho bạn trước khi thực hiện công việc in tác phẩm của mình, chúng sẽ giúp bạn tránh những lỗi đôi khi gây rất tốn kém.
– Lên kế hoạch: Cần phải lên kế hoạch công việc của bạn. Đừng quên rằng việc xuất phim (hoặc ghi bản), phơi bản, in và thành phẩm sẽ mất rất nhiều thời gian. Nếu bạn thực hiện không đúng kế hoạch điều đó không có nghĩa là nhà in phải tăng tốc để kịp tiến độ cho bạn. Các máy in đều làm việc với một lịch dày đặc, các tờ in phải có thời gian để khô và nếu chế bản gặp sự cố, nó phải mất rất nhiều thời gian để mọi việc trở lại trật tự.

– Kiểm tra lỗi: thông thường khách hàng sẽ kiểm tra bản in thử mà bạn in ra, nhưng thường họ chỉ đọc lướt qua nên có thể sẽ bỏ sót lỗi. Tốt nhất bạn phải là người tự kiểm tra lỗi cho tất cả các tài liệu của mình.

– Trapping: trapping là kỹ thuật dùng để giảm thiểu sai số chồng màu trong quá trình in. Hoặc là bạn sẽ tự làm điều này và thông tin cho nhà in biết, hoặc là bạn để cho họ thực hiện việc trapping. Trapping vừa là kỹ năng vừa là nghệ thuật. Đừng đánh giá thấp công việc này, đôi khi nó sẽ làm cho bạn phải trả giá.

– Phần mềm (Software): nên sử dụng những phần mềm ứng dụng quen thuộc của nhà in như: PageMaker, QuarkXpress, Illustrator, Freehand, CorelDraw, Photo-shop, Indesign. Nên thảo luận trước với nhà in nếu bạn có sử dụng những phần mềm ứng dụng khác. Mặt khác hãy nên sử dụng các phần mềm ứng dụng cho đúng tác vụ, chẳng hạn như sử dụng PageMaker hoặc QuarkX-press cho công việc dàn trang. Illustrator, Freehand,

CorelDraw phù hợp cho các công việc vẽ các đối tượng đồ họa hoặc thiết kế những trang đơn. Còn về công việc xử lý ảnh, Photoshop là phần mềm thích hợp nhất.

– Đặt tên file: tài liệu của bạn có thể được xử lý trong các chương trình ứng dụng khác nhau chạy trên những hệ điều hành khác nhau để bình bản, xuất ra phim hay ra bản. Mỗi hệ điều hành hoặc chương trình ứng dụng có những quy luật riêng của nó gắn liền với tên file. Để tránh những vấn đề khó khăn cần phải đổi tên file hoặc không thể đọc được, không nên đặt tên file dài quá 25 ký tự, sử dụng dấu gạch dưới thay vì dùng khoảng trắng nếu bạn muốn phân tách các từ trong tên file. Đừng bao giờ bắt đầu hoặc kết thúc tên file với khoảng trắng, dấu / hoặc \ hoặc dấu : trong tên file. Tránh việc dung nhiều hơn một dấu chấm (.) trong tên file.

CÁC LƯU Ý KHI THIẾT LẬP THUỘC TÍNH TÀI LIỆU

– Kích thước trang (khổ thành phẩm): phải kiểm tra chắc chắn rằng bạn đang thiết lập chính xác kích thước trang tài liệu (khổ thành phẩm) theo yêu cầu của khách hang và cũng đã thiết lập khoảng cắt xén cho các trang tài liệu, đừng tùy tiện mà nên thiết lập một trị số thống nhất ví dụ như 5mm chẳng hạn.

– Font true type của Corel Draw: tránh sử dụng font true type của các phiên bản Corel cũ (ví dụ 3.0 chẳng hạn). Một vài font của chúng đã bị hư, một số khác trông rất xấu ở co chữ lớn.

– Vấn đề về việc chọn font trên thanh thuộc tính font (type style menu): nếu bạn sử dụng máy Macintosh, đừng chọn font theo cách này mà nên chọn theo tên của nó. Ví dụ để chọn font helveltica đậm, bạn chọn font có tên ‘helveltica bold’ chứ đừng chọn font ‘helveltica’ rồi chọn thuộc tính bold. Một vài chương trình ứng dụng không hiển thị tên của tất cả các font, trong trường hợp đó, bạn có thể sử dụng cách thiết lập thuộc tính nếu bạn chắc chắn rằng font đó có tồn tại. Việc chọn một thuộc tính font không tồn tại có thể gây rắc rối cho bạn khi bạn nhận được font trên ấn phẩm in không hoàn toàn giống với ý bạn muốn (ví dụ bạn chọn thuộc tính bold (đậm) nhưng bạn có thể nhận được thuộc tính italic (nghiêng) chẳng hạn nếu thuộc tính bold bạn chọn không có trong font chữ).

– Font outline: tránh sử dụng các thuộc tính outline từ QuarkXpress và các chương trình ứng dụng khác. Chúng trông rất đẹp trên màn hình, nhưng thỉnh thoảng lại xuất ra không đúng như thế.

– Nên tránh chuyển văn bản từ hệ điều hành này sang hệ điều hành khác nếu thật sự không cần thiết (ví dụ từ Mac sang PC hay ngược lại), điều này có thể gây một số khó khăn và một vài thay đổi, thậm chí với các font có cùng tên.

– Thiết lập màu sắc cho văn bản: đừng thiết lập màu sắc cho các văn bản có co chữ quá nhỏ (nhỏ hơn co 8pt) nhiều hơn hai màu để tránh vấn đề khó khăn khi in chồng màu các đối tượng quá nhỏ.

KHUNG, NỀN VÀ ĐƯỜNG KẺ

– Hairline: một vài chương trình ứng dụng có thể thiết lập bề dày của đường là “hairline”. Đừng bao giờ sử dụng trị số này mà nên luôn luôn thiết lập một trị số xác định cho bề dày của đường, ví dụ như 0,25 pt chẳng hạn. Trị số hairline có nghĩa là đường kẻ sẽ được thiết lập một bề dày nhỏ nhất mà thiết bị có thể “vẽ” được. Đối với máy in laser với độ phân giải 300 dpi hoặc 600 dpi thì không có vấn đề gì, nhưng đối với một thiết bị ghi với độ phân giải 2400 dpi thì đường kẻ này sẽ mảnh đến mức mà mắt người khó lòng có thể trông thấy được. Độ dày mảnh nhất của đường kẻ mà bạn có thể dùng tùy thuộc vào máy in, loại giấy in…, tuy nhiên nói chung, bạn không nên thiết lập bề dày một đường kẻ mảnh hơn 0,2 pt.

– Tổng lượng mực: tùy thuộc vào loại giấy in, kiểu xử lý in và máy in để xác định tổng lượng mực là số lượng mực tối đa mà đối tượng trên giấy có thể chứa được. Ví dụ nếu có tổng lượng mực là 280, bạn có thể có một đối tượng trên trang chứa 70% cyan, magenta, yellow và black, nhưng một sự pha trộn 100% cyan, 100% magenta, 70% yellow và 70% black sẽ có tổng lượng mực 340 là quá nhiều và có thể gây bóng mặt sau.

– Tông nguyên (solid color): để tránh khó khăn khi in các vùng nền màu tông nguyên không nên tạo chúng có kích thước quá lớn, ngoại trừ trường hợp cần thiết.

– Tô màu cho đường kẻ mảnh: đừng tô màu cho đường kẻ mảnh từ hai màu trở lên.

HÌNH ẢNH LINE-ART

– Định dạng file: nên lưu hình ảnh với định dạng TIFF hoặc EPS. Không nên sử dụng các định dạng PICT, GIF hay BMP.

– Xoay đối tượng: không nên xoay một hình ảnh đồ họa trong chương trình dàn trang nếu bạn vẫn còn sử dụng RIP Postscript cấp độ 1 (Postscript level 1). Điều này sẽ làm giảm tốc độ rip rất nhiều.

– Độ phân giải: hãy chắc chắn rằng hình ảnh có kích thước và độ phân giải đúng khi quét. Một hình ảnh đồ họa (Line-art) phải có độ phân giải từ 800 đến 1.200 dpi, vì vậy nếu bạn quét một cái logo và muốn phóng lớn nó trong chương trình dàn trang với độ thu phóng là 300% thì bạn phải quét nó với độ phân giải từ 2.400 đến 3.600 dpi.

– Kích thước: đừng bao giờ thu phóng hình ảnh lớn hơn 20% trong chương trình dàn trang, điều này sẽ làm giảm độ phân giải của hình ảnh và dẫn đến một hiệu ứng gọi là hiệu ứng bậc thang (staircasing).

HÌNH ẢNH ĐEN TRẮNG (GRAYSCALE IMAGES)

– Định dạng file: nên lưu hình ảnh với định dạng TIFF hoặc EPS. Không nên sử dụng các định dạng PICT, GIF hay BMP.

– Điểm sáng và điểm tối: điểm sáng nhất trong hình ảnh đen trắng không nên là điểm 0% mà có ít nhất 2% tram. Ngược lại điểm tối nhất không nên là điểm 100%. Cho tần số tram 133 hoặc 150 lpi, điểm tối thường thiết lập 95% tram. Cho in báo, điểm sáng có 5% tram và điểm tối có 80% tram thường được sử dụng nhất.

– QuarkXpress và TIFF: khi đặt các hình ảnh TIFF trong QuarkXpress, hãy chắc chắn rằng không có màu nền trong picture box được thiết lập là “None” để tránh việc tạo các rìa bậc thang (staircasing còn gọi là jaggies) ở vùng biên của hình ảnh.

– Độ phân giải: hãy chắc chắn rằng hình ảnh có kích thước và độ phân giải đúng khi quét. Độ phân giải của hình ảnh thông thường = tần số tram x độ thu phóng x 2. Số “2” là trị số chất lượng, sẽ có trị số biến thiên từ 1,6 đến 2,5 tùy thuộc vào chất lượng mong muốn và tùy theo chủ đề của hình ảnh.

– Kích thước: đừng bao giờ thu phóng hình ảnh lớn hơn 20% trong chương trình dàn trang, điều này sẽ làm

– Việc đánh số trang: nên tuân theo quy luật: trang lẻ ở bên phải, trang chẳn ở bên trái.

– Chú ý khi thiết kế các tờ gấp: lưu ý rằng trong tờ gấp không phải tất cả các trang đều có kích thước bằng nhau. Các trang được gấp vào bên trong thường sẽ có kích thước nhỏ hơn các trang bìa khoảng 2mm để tránh bị cộm cấn khi gấp.

– Dot gain (hiện tượng tăng tầng thứ trong quá trình in): Các máy ghi thông thường sẽ được canh chỉnh (calibrate) và thiết lập tầng thứ theo dạng tuyến tính. Điều đó có nghĩa là nếu bạn tô một màu nền với 50% tram, bạn sẽ nhận được đúng 50% tram trên phim hoặc trên bản. Tuy nhiên trong quá trình in thì không được như vậy mà dưới áp lực in, sự hấp thụ mực của giấy và một vài hiệu ứng quang học khác, vùng tram 50% mà bạn thiết lập có thể sẽ là 70% trên tờ in. Người ta gọi đó là hiện tượng tăng tầng thứ trong quá trình in (dotgain). Phần trăm thực sự của dot gain tùy thuộc vào giấy in, tốc độ máy in, tần số tram, kiểu máy in, chất lượng cao su, người vận hành và một số thông số khác. Nói chung trong in offset trên máy in phẳng, trị số dot gain thường là vào khoảng từ 10 đến 16%. Cho in báo, dot gain có thể lên đến 30%. Hầu hết các phần mềm máy quét đều có tính toán bù trừ cho hiện tượng dot gain, tuy nhiên trong khi thiết kế bạn cũng nên tính đến điều này, nhất là khi thiết lập các nền màu trong các ấn phẩm của mình và đặc biệt khi chúng được in trên nhiều loại giấy và máy in khác nhau.

VỀ MÀU SẮC

– Tài liệu 2 màu: nếu bạn sử dụng duotone trong một tài liệu 2 màu, góc xoay tram của màu thứ hai nên khác với màu thứ nhất. Nhiều chương trình ứng dụng như QuarXpress chẳng hạn, mặc định sử dụng góc xoay tram màu đen cho các màu spot nhưng gần như các tài liệu 2 màu là sự pha trộn giữa màu đen và một màu spot nào đó.

– Màu spot (màu pha riêng): nên sử dụng các màu Pan tone “tiêu chuẩn”. Sử dụng màu các màu này sẽ rẻ hơn nhiều so với việc sử dụng một màu đặc biệt mà chúng ta phải đặt hàng riêng

– Màu spot trong tài liệu CMYK: nếu bạn sử dụng một số màu spot trong một tài liệu sẽ được in với 4 màu cơ bản CMYK, bạn nên nhớ đánh dấu là màu process cho các màu này. Khi in, bạn cũng có thể kiểm tra việc này đã được thực hiện chưa bằng cách chọn chức năng ‘Separation’ trong hộp thoại in và xem có bao nhiêu bản sẽ được in, nếu có màu spot chưa được chọn chế độ process, màu đó sẽ hiển thị lên hộp thoại.

– Màu Red, Green, Blue trong XPress: đừng bao giờ sử dụng các màu Red, Green, Blue trong QuarkXpress vì đó là các màu trong hệ màu RGB.

– Màu trong chế độ overprint: trong hầu hết các trường hợp, văn bản, đường kẻ và nền màu đen đều được in chồng (overprint) lên màu nền. Tuy nhiên có một số trường hợp tính chất này không có (thường xảy ra ở các phần mềm đồ họa), do đó bạn nên kiểm tra tính chất này trước khi xuất file, nếu không bạn sẽ bị lé trắng trông như hình dưới đây:

chong-hinh-le-trang-in-an

– Rich black (màu đen ngoài 100% đen còn có them thành phần một số màu khác như màu Cyan, Magenta): cho các đối tượng màu đen nhỏ, có một phần nằm trên một nền màu sáng, phần kia nằm trên một nền màu tối hơn, thì cách tốt nhất là bạn nên sử dụng màu rich black để tránh sự khác nhau giữa hai vùng màu như hình bên dưới. Thông thường chúng ta sẽ thêm khoảng 40% màu cyan hoặc magenta vào 100% màu đen.

chinh-he-mau-cho-in-an

– Thiết lập chế độ móc trắng (knock-out) cho màu trắng: QuarkXpress có một thói quen khá phiền nhiễu là thường “quên” bỏ chế độ overprint khi văn bản màu đen chuyển sang một màu khác, do đó cần kiểm tra xem văn bản màu trắng có ở chế độ knock-out không.

– Chú ý khi đặt tên màu: khi đặt tên màu, chú ý chỉ nên sử dụng trong 27 ký tự tiêu chuẩn trong bảng chữ cái, và các ký tự số từ 0 đến 9. Nên sử dụng dấu gạch dưới thay vì khoảng trắng nếu muốn ngăn cách các từ. Sử dụng dấu ngoặc bất kỳ loại nào đều gây vấn đề lỗi postscript khi ripping.

VỀ VĂN BẢN VÀ FONT CHỮ

– Kiểu font: nên sử dụng font postscript type 1. Font true type có thể trông đẹp hơn nhưng chúng có thể gây khó khăn một chút trong quá trình xuất. Tránh sử dụng font Multi Master hay font postscript type 3 cũ, chúng có thể gây một số vấn đề trong nhiều chu trình giảm độ phân giải của hình ảnh và dẫn đến một hiệu ứng gọi là hiệu ứng bậc thang (staircasing). Giảm kích thước hình ảnh quá nhiều cũng sẽ dẫn đến việc mất độ sắc nét và độ tương phản.

HÌNH ẢNH MÀU (COLOR IMAGES)

– Định dạng file: nên lưu hình ảnh với định dạng TIFF, EPS hoặc DCS. Không nên sử dụng các định dạng PICT, WMF hay BMP, các chương trình ứng dụng dàn trang có thể chấp nhận các định dạng file này, nhưng việc chuyển sang dữ liệu postscript trong quá trình in có thể không đảm bảo.

– QuarkXpress và TIFF: khi đặt các hình ảnh TIFF trong QuarkXpress, hãy chắc chắn rằng không có màu nền trong picture box được thiết lập là “None” để tránh việc tạo các rìa bậc thang (staircasing còn gọi là jaggies) ở vùng biên của hình ảnh hoặc vùng trắng bên trong hình ảnh sẽ biến mất.

– Độ phân giải: hãy chắc chắn rằng hình ảnh có kích thước và độ phân giải đúng khi quét. Độ phân giải của hình ảnh thông thường = tần số tram x độ thu phóng x 2. Số “2” là trị số chất lượng sẽ có trị số biến thiên từ 1,5 đến 2,5 tùy thuộc vào chất lượng mong muốn và tùy theo chủ đề của hình ảnh.

– Kích thước: đừng bao giờ thu phóng hình ảnh lớn hơn 20% trong chương trình dàn trang, điều này sẽ làm giảm độ phân giải của hình ảnh và dẫn đến một hiệu ứng gọi là hiệu ứng bậc thang (staircasing). Giảm kích thước hình ảnh quá nhiều cũng sẽ dẫn đến việc mất độ sắc nét và độ tương phản.

– Không gian màu: tất cả hình ảnh phải ở hệ màu CMYK. Bạn có thể gặp một số vấn đề khó khăn hoặc về chất lượng hình ảnh trong quá trình rip nếu hình ảnh ở hệ màu RGB hoặc Indexed.

HÌNH ẢNH VẼ (HÌNH ĐỒ HỌA – DRAWINGS)

– Định dạng file: nên lưu các hình đồ họa vẽ trong các chương trình đồ họa như Illustrator, Freehand hoặc CorelDraw dưới định dạng EPS nếu nó sẽ được đặt vào các phần mềm dàn trang như QuarkXpress hoặc PageMaker. Không nên lưu dưới định dạng PICT hoặc CDR.

– Hiệu ứng lens và tiles trong CorelDraw: nên tránh sử dụng hiệu ứng lens trong CorelDraw. Chúng có thể làm cho file postscript khi in có kích thước rất lớn. Cách tốt nhất là nên chuyển các đối tượng có hiệu ứng lens sang bitmap, điều này sẽ làm cho quá trình ripping sẽ dễ dàng hơn. Không nên sử dụng hiệu ứng tiles cũng với lý do tương tự, nếu chúng không được chuyển thành bitmap, các đường trắng mảnh sẽ xuất hiện giữa các lớp tile.

– Illustrator 7.0: nếu bạn vẫn còn sử dụng Illustrator 7.0 để tạo các ảnh vector, nên lưu chúng dưới định dạng Illustrator 6. Hoặc bạn có thể nâng cấp lên phiên bản 7.02 đã sửa lỗi.

– EPS trong EPS: nên tránh việc đặt các file đồ họa EPS vào bên trong một file đồ họa EPS khác (EPS-nesting). Nên sử dụng lệnh “copy” và “paste” để cắt và dán một đối tượng đồ họa từ file EPS này sang file EPS khác.

– Kích thước: nếu file đồ họa có chứa hình ảnh bitmap, bạn không nên thu phóng file EPS này nhiều hơn 20% trong chương trình dàn trang. Phóng lớn sẽ làm giảm độ phân giải của hình ảnh và dẫn đến một hiệu ứng gọi là hiệu ứng bậc thang (staircasing) và pixel hóa (pixelization). Giảm kích thước hình ảnh quá nhiều cũng sẽ dẫn đến việc mất độ sắc nét và độ tương phản.

Nguồn: ST

Liên hệ đăng kí khóa học về thiết kế in ấn, cũng như hỏi đáp thắc mắc trong in ấn tại: http://hocdohoa.org/khoa-hoc-corel-draw/

Enter Focus Academy – Viện CNTT ĐH QG HN

website: https://hocdohoacoban.wordpress.com/

http://hocdohoa.org/

Địa chỉ: Tòa B – Trung tâm thương mại Hồ Gươm Plaza – 110 Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội

Điện thoại: 0976447691 (Ms Phương)